LUẬT SƯ, TRỌNG TÀI VIÊN KIỀU ANH VŨ (KAV LAWYERS) THAM DỰ WEBINAR CỦA ICC YAAF VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI & ADR TẠI VIỆT NAM

Nhằm giúp cho những người hành nghề luật hiểu rõ hơn về hoạt động trọng tài, đặc biệt là những người hành nghề trẻ có cơ hội tìm hiểu và trở thành thành viên của những tổ chức về trọng tài, vào chiều ngày 22/08/2022, ICC YAAF đã phối hợp với các đối tác CIArb, KAV Lawyers, SBLaw… tổ chức Hội thảo với chủ đề “Con đường nghề nghiệp đối với trọng tài và ADR tại Việt Nam” thông qua hình thức trực tuyến.

Luật sư Kiều Anh Vũ – Luật sư điều hành Công ty Luật KAV Lawyers, Đại diện ICC YAAF khu vực Nam Á, Phó Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Thương mại Phía Nam (STAC), Trọng tài viên (MCAC, TRACENT, AIAC, SHAC) đã có phần phát biểu giới thiệu về hoạt động, tầm nhìn và sứ mệnh của ICC YAAF đối với hoạt động trọng tài và ADR tại Việt Nam.

Hội thảo có sự tham dự của Mr.Chaunan Tejus – Giám đốc ICC Nam Á; Ms. Mira Irene – Phó giám đốc ICC Nam Á; LS. Trinh P.Nguyễn – FCIArb, chủ tịch Chapter CIArb Việt Nam, Luật sư điều hành TNP Law; LS Đặng Việt Anh, Hòa giải viên CEDR, FSIArb, Luật sư điều hành ANHISA; LS Nguyễn Tiến Hòa, Trọng tài viên, Trưởng Chi nhánh SB Law Tp. Hồ Chí Minh; TS Lê Nguyễn Gia Thiện, Phó Trưởng khoa Luật – Đại học Kinh tế – Luật; LS Kiều Anh Vũ – Đại diện ICC YAAF Khu vực Nam Á cùng với sự tham gia đông đảo của những chuyên gia, cố vấn cao cấp và những người quan tâm về chủ đề trọng tài thương mại.

Qua bài tham luận “Hành nghề luật sư trong lĩnh vực trọng tài quốc tế tại Việt Nam”, TS Lê Nguyễn Gia Thiện, Phó Trưởng khoa Luật – Đại học Kinh tế – Luật đã thông qua những ví dụ thực tiễn, giúp người nghe hiểu rõ hơn về  những công việc của luật sư khi hoạt động trong lĩnh vực trọng tài. Bài tham luận đặc biệt tập trung nghiên cứu về tiêu chuẩn, điều kiện, vai trò của luật sư trong quá trình hành nghề trong lĩnh vực trọng tài quốc tế tại Việt Nam.

Hội thảo diễn ra trong hai giờ đồng hồ với sự tham gia của các diễn giả là những người hoạt động trong lĩnh vực trọng tài thương mại, có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ tốt đã tạo được sự thu hút cho những người tham gia.

Đăng tải tại Trọng tài, Hòa giải (ADR) | Thẻ , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

LUẬT SƯ, TRỌNG TÀI VIÊN KIỀU ANH VŨ (KAV LAWYERS) THAM DỰ HỘI NGHỊ CỦA TRACENT (TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TP. HCM)

Sáng ngày 26/8/2022, theo Thư mời của Trung tâm trọng tài thương mại Tp. Hồ Chí Minh (TRACENT), Luật sư Kiều Anh Vũ – Giám đốc Công ty Luật TNHH KAV Lawyers, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài thương mại Tp. Hồ Chí Minh (TRACENT) đã tham dự Hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm 2022 của TRACENT.

TRACENT_Trongtaivien_KieuAnhVu

Hội nghị thông tin tình hình vụ việc giải quyết tranh chấp tại TRACENT 06 tháng đầu năm 2022 và thảo luận, thông qua nhiều vấn đề quan trọng như: Sửa đổi, bổ sung Điều lệ của TRACENT; Quy tắc tố tụng trọng tài của TRACENT, Quy tắc đạo đức và ứng xử của Trọng tài viên TRACENT; Quy chế khen thưởng – kỷ luật; Quy chế hoạt động của Chi nhánh. Hội nghị cũng thông qua việc kết nạp các Trọng tài viên mới.

Tại Hội nghị, Luật sư – Trọng tài viên Kiều Anh Vũ đã có nhiều ý kiến góp ý về các nội dung lấy ý kiến tại Hội nghị.

TRACENT_Trongtaivien_KieuAnhVu_2
TRACENT_Trongtaivien_KieuAnhVu_3
Đăng tải tại Trọng tài, Hòa giải (ADR) | Thẻ , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

LUẬT SƯ KIỀU ANH VŨ (KAV LAWYERS) THAM GIA GIAO LƯU TRỰC TUYẾN TẠI BÁO PHÁP LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH (08/8/2022)

Nhằm cung cấp kiến thức cần thiết để giúp mọi người hiểu đúng về các phương pháp ăn uống khoa học, hạn chế được nguy cơ ngộ độc; các vấn đề pháp lý liên quan đến việc chia sẻ các thông tin về ăn uống trên mạng xã hội, ngày 08/8/2022, Báo Pháp luật TP.HCM tổ chức Chương trình giao lưu trực tuyến “Ăn uống theo mạng có mang lại hiệu quả tích cực?”. Luật sư, ThS. Kiều Anh Vũ – Giám đốc Công ty Luật KAV Lawyers – là một trong các khách mời tại Buổi giao lưu để giải đáp các thắc mắc về pháp lý của độc giả.

Tham gia trả lời câu hỏi cho bạn đọc trong buổi tọa đàm gồm có Thạc sĩ-Bác sĩ Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa dinh dưỡng- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC); Tiến sĩ Nguyễn Văn Chung, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng và ẩm thực Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM và Luật sư, ThS. Kiều Anh Vũ, Giám đốc Công ty Luật TNHH KAV Lawyers, Đoàn Luật sư TP.HCM.

Một số nội dung Luật sư Kiều Anh Vũ – Giám đốc KAV Lawyers – đã chia sẻ tại Tọa đàm:

Bạn Quang Thắng hỏi:

11:06 08/08/2022

Luật sư có lời khuyên nào cho người tiêu dùng về việc ngăn chặn hay chia sẻ các thông tin sai sự thật trên không gian mạng hay không?

Luật Sư Kiều Anh Vũ:

Tôi cho rằng để tránh việc tiếp cận với thông tin không đúng sự thật thì bản thân chúng ta phải có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng mạng xã hội.

Chúng ta khi tiếp nhận thông tin thì đừng vội vàng nhấn nút chia sẻ hay đăng tải lại thông tin mà chưa kiểm chứng, nếu thông tin này sai sự thật thì vô tình đây cũng là hành vi vi phạm pháp luật.

Phải lưu ý rằng khi xuất hiện thông tin sai sự thật thì người tạo ra thông tin này đã vi phạm pháp luật và người chia sẻ thông tin cũng bị liên đới.

Do đó, theo tôi nâng cao trách nhiệm, ý thức của bản thân chúng ta là vô cùng quan trọng. Để nâng cao ý thức đó cần có sự đồng hành của cơ quan chức năng, cơ quan báo chí truyền thông để truyền tải thông tin về xử phạt vi phạm, từ đó nâng cao ý thức của người dùng mạng.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần tăng cường xử phạt các hành vi vi phạm nhiều hơn để tạo tính răn đe. Đồng thời hoàn thiện, nâng cao khung pháp lý xử phạt hiện nay.

Đơn cư theo tôi khung xử phạt 7,5 triệu cho hành vi tung tin thất thiệt như hiện nay có thể chưa đủ sức răn đe với một số người. Thực tế, một số người kiếm được nhiều tiền hơn mức phạt từ thông tin sai sự thật đó và họ sẵn sàng chấp nhận bị xử phạt.

Ngoài ra, trong tương lai thì chúng ta cần tính đến luật về phòng chống tin giả bởi một số quốc gia đã có luật này rồi.

Bạn Huỳnh Phương Hải Hỏi:

10:50 08/08/2022

Con của tôi thường xem Tik Tok và thực hiện theo các lời kêu gọi thử thách như là ăn cay, uống nước ngọt trong 10 giây…. Một số lời kêu gọi làm theo các trào lưu không đúng sự thật, thậm chí gây hại cho sức khỏe, vậy việc đưa các lời kêu gọi như vậy lên môi trường mạng bị xử lý như thế nào?

Luật Sư Kiều Anh Vũ:

Đối với việc xử lý trên không gian mạng về khung pháp lý là có, rất rõ ràng và có nhiều ví dụ về tổng thể như luật an ninh mạng.

Ngoài ra, đối với các hành vi vi phạm trên môi trường mạng đã có các quy định riêng về xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể theo Nghị định 15/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử thì đối với hành vi đăng tải thông tin, chia sẻ trên không gian mạng sai sự thật sẽ có khung xử phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với cá nhân.

Thông thường mức phạt trung bình là 7,5 triệu đồng đối với hành vi chia sẻ đăng tải hành vi sai sự thật trên không gian mạng. Đây cũng là mức phạt khá phổ biến và thường gặp nhất là trong thời điểm diễn ra dịch COVID-19 vừa qua. Đối với tổ chức, doanh nghiệp thì mức xử phạt cho hành vi này là gấp đôi, nghĩa là 10 triệu – 20 triệu đồng.

Việc xử lý các hành vi vi phạm như trên diễn ra khá thường xuyên và có tính chất răng đe.

Quay lại các trường hợp đăng tải thông tin không đúng sự thật trên Youtube, Tiktok hay Facebook thì đơn vị xử lý phổ biến nhất là đơn vị Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Theo tôi được biết thì Công an TP cũng đã xử lý rất nhiều trường hợp như vậy. Bản thân tôi cũng tham gia rất nhiều vào các vụ việc tương tự ở vị trí tố giác lẫn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Xem thêm: https://plo.vn/an-uong-theo-mang-co-mang-lai-hieu-qua-tich-cuc-post692152.html

Video clip của buổi giao lưu (livestream): https://tv.plo.vn/giao-luu-truc-tuyen-an-uong-theo-mang-co-mang-lai-hieu-qua-tich-cuc-post692827.html

Đăng tải tại Góc nhìn pháp lý, Luật sư | Thẻ , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

LUẬT SƯ KIỀU ANH VŨ (KAV LAWYERS) THAM GIA HỘI THẢO QUỐC TẾ “TRANH TỤNG TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ, KINH TẾ” (06/8/2022)

Ngày 06/8/2022, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) phối hợp cùng Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-LS) tổ chức Hội thảo Quốc tế chủ đề: “Tranh tụng trong giải quyết tranh chấp dân sự, kinh tế”.

Nhận lời mời của Ban Tổ chức Hội thảo, Luật sư Kiều Anh Vũ – Giám đốc KAV Lawyers; Trọng tài viên (STAC, MCAC, TRACENT,…) đã tham dự Hội thảo.

Hội thảo quy tụ đông đảo các nhà khoa học, các luật sư, chuyên gia, uy tín, như: GS. Elizabeth Porter, Quyền Hiệu trưởng Trường Luật, Đại học Washington (Hoa Kỳ) (trình bày tham luận “Tòa án tối cao với tư cách là Tòa án kinh doanh” với ý nghĩa thúc đẩy hoạt động kinh doanh, thương mại); GS. Xuan-Thao Nguyen – Giám đốc Trung tâm luật Châu Á, Trường Luật, Đại học Washington (Hoa Kỳ) (trình bày tham luận “Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Hoa Kỳ”); GS. TS Đỗ Văn Đại, GS.TS. Phan Trung Lý, PGS.TS Nguyễn Tất Viễn, TS. Phạm Quý Tỵ,…

Đóng góp cho Hội thảo, Luật sư – ThS – Trọng tài viên Kiều Anh Vũ cùng với tác giả ThS Nguyễn Thị Ngọc Uyển đã có tham luận “So sánh tranh tụng tại Tòa án và tranh tụng tại Trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại”.

Đăng tải tại Luật sư, Tố tụng dân sự, Trọng tài, Hòa giải (ADR) | Thẻ , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

LUẬT SƯ KIỀU ANH VŨ (KAV LAWYERS) THAM CHIA SẺ VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC FPT CẦN THƠ

Sáng ngày 06/6/2022, nhận lời mời của Phòng Quan hệ doanh nghiệp – Trường Đại học FPT Cần Thơ, Luật sư Kiều Anh Vũ – Giám đốc Công ty Luật TNHH KAV Lawyers, đã tham gia giao lưu, chia sẻ với sinh viên trường Đại học Cần Thơ về trọng tài thương mại.

Buổi tọa đàm được tổ chức cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh của trường.

Diễn giả Tọa đàm gồm:

1. Luật sư Kiều Anh Vũ, Trọng tài viên, Giám đốc điều hành Công ty Luật KAV Lawyers, Phó Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Thương mại Phía Nam (STAC); Đại diện Diễn đàn Trọng tài viên trẻ ICC Khu vực Nam Á; Trọng tài viên STAC, MCAC, TRACENT, AIAC, SHAC; MCIArb.

2. Thẩm phán Nguyễn Thị Thụy Vũ, Thẩm phán cao cấp, Tòa án cấp cao tại TPHCM, 1 trong hơn 160 Thẩm phán cao cấp của cả nước được Chủ tịch nước bổ nhiệm đang công tác tại tòa.

Cùng tham gia buổi Tọa đàm, cũng có sự tham gia của TS Trần Hữu Hiệp – Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, Giảng viên phụ trách Học phần “Business Law & Ethics” của trường.

Các diễn giả đã chia sẻ về hệ thống Tòa án tại Việt Nam, phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng Tòa án và tổng quan về trọng tài thương mại, phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại.

Đăng tải tại Trọng tài, Hòa giải (ADR) | Thẻ , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

MỜI THAM GIA KHÓA ĐÀO TẠO “TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI” NGÀY 05/7/2022

Với những ưu điểm trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại như: nhanh chóng, hiệu quả, thân thiện, bảo mật,…, trọng tài thương mại ngày càng trở thành phương thức giải quyết tranh chấp được các bên tranh chấp lựa chọn. 

Nhằm giúp cho người học có cái nhìn tổng quát về trọng tài thương mại và kỹ năng cơ bản khi tham gia tố tụng trọng tài KAV Legal Training – một đơn vị thuộc hệ thống KAV Lawyers – thông báo tuyển sinh Khóa đào tạo Trọng tài thương mại, dự kiến khai giảng ngày 05/7/2022.

I. Thông tin chi tiết của Khóa Đào tạo

Nội dung đào tạo:

Kiến thức cơ bản về giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại tại Việt Nam;

Kỹ năng xác lập thỏa thuận trọng tài;

Kỹ năng chuẩn bị tham gia tố tụng trọng tài;

Kỹ năng soạn thảo Đơn khởi kiện, Bản Tự bảo vệ trong tố tụng trọng tài;

Kỹ năng tham gia tố tụng trọng tài;

Kỹ năng giải quyết các vấn đề “hậu phán quyết trọng tài”.

Hình thức, thời gian đào tạo:

Hình thức đào tạo: Online qua MS Team (hoặc ứng dụng khác nếu có sự thay đổi).

Thời gian khai giảng: 18:30 ngày 05/7/2022.

Thời gian đào tạo: 03 buổi, tối Thứ ba, Thứ năm và Thứ 7 từ ngày khai giảng.

Thời lượng mỗi buổi học: 18g30 – 20g30.

Thời gian khai giảng và đào tạo là dự kiến. Trường hợp có thay đổi, KAV Legal Training sẽ thông báo sau đến Quý Học Viên

II. Giảng viên

Luật sư, Trọng tài viên Kiều Anh Vũ – Giám đốc Công ty Luật TNHH KAV Lawyers; Phó Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Thương mại Phía Nam (STAC); Đại diện Diễn đàn Trọng tài viên trẻ Phòng Thương mại Quốc tế (ICC YAF) Khu vực Nam Á; Thành viên Viện Trọng tài Quốc tế, Anh (MCIArb); Trọng tài viên Trung tâm trọng tài thương mại Phía Nam (STAC), Trung tâm Trọng tài Thương mại Miền Trung (MCAC), Trung tâm Trọng tài Thương mại Tp. Hồ Chí Minh (TRACENT), Trung tâm Trọng tài thương mại Quốc tế Châu Á (AIAC, Malaysia), Ủy ban Trọng tài Thượng Hải (SHAC, Trung Quốc); Thành viên Tòa Trọng tài Châu Âu.

Luật sư Kiều Anh Vũ đã thực tế tham gia giải quyết hơn 100 vụ tranh chấp tại các Trung tâm Trọng tài với vai trò trọng tài viên, Chủ tịch Hội đồng trọng tài, Luật sư, đại diện của một trong các bên tranh chấp.

Luật sư Kiều Anh Vũ có kinh nghiệm giảng dạy cho nhiều khóa đào tạo tại các cơ sở đào tạo luật: Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (Ulaw), Trường Đại học Kinh tế – Tài chính (UEF), Trường Đại học Văn Lang (VLU), Trường Đại học Tin học – Ngoại ngữ Tp. Hồ Chí Minh (HUFLIT), Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU).

III. Quyền lợi của Học Viên

Tham gia lớp đào tạo trong thời gian diễn ra Khóa đào tạo;

Được cung cấp tài liệu bài giảng của Khóa học (slides bài giảng dạng PDF);

Được cấp Giấy chứng nhận sau khi kết thúc khóa đào tạo với điều kiện tham gia đầy đủ các buổi học và hoàn thành bài kiếm tra, đánh giá với mức độ Đạt yêu cầu trở lên;

Các quyền lợi khác theo thông báo tuyển sinh (nếu có).

IV. Học Phí và các chính sách về Học Phí

Đối tượng và học phí:

  • Học Phí đối với Học Viên là sinh viên: 1.500.000 đồng.

Yêu cầu: Cung cấp minh chứng đang là sinh viên (Giấy xác nhận, Thẻ sinh viên, Bảng điểm hoặc Giấy tờ khác tương đương qua email đăng ký).

  • Học Phí đối với Học Viên không phải là sinh viên: 2.000.000 đồng.

Chính sách đăng ký sớm (giảm 20% học phí):

Học Viên đăng ký tham dự Khóa học và hoàn tất thanh toán trước ngày 15/6/2022 được giảm 20% học phí. Cụ thể:

  • Học Phí đối với Học Viên là sinh viên đăng ký và thanh toán trước 15/6/2022: 1.200.000 đồng.
  • Học Phí đối với Học Viên không phải là sinh viên đăng ký và thanh toán trước 15/6/2022: 1.600.000 đồng.

Tài trợ 100% học phí (Học bổng):

KAV Legal Training dành tặng 03 suất tài trợ 100% Học Phí cho 03 bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, có thành tích học tập tốt. Hồ sơ đăng vui lòng gửi Thư đề nghị tài trợ Học Phí về email: kav@daotaoluat.edu.vn.

Đăng ký: Vui lòng email: kav@daotaoluat.edu.vn, điện thoại: 0869994959 hoặc gửi thông tin qua form đăng ký theo link sau hoặc quét QR Code trên hình: https://forms.office.com/r/KBdr6pEvKS

Đăng tải tại Trọng tài, Hòa giải (ADR) | Thẻ , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

LUẬT SƯ KIỀU ANH VŨ (KAV LAWYERS) THAM GIA HỘI THẢO GÓP Ý SÁCH “PHƯƠNG THỨC THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ”

Nhằm tạo một diễn đàn nghiên cứu và thảo luận chuyên sâu để hoàn thiện dự thảo sách “Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, vào lúc 8h00 ngày 13/05/2022, Trường Đại học Luật TP.HCM đã phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài Quốc Tế Việt Nam (VIAC) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Góp ý hoàn thiện Phương thức thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” qua hai hình thức trực tuyến và trực tiếp tại phòng họp A.905.

Luật sư Kiều Anh Vũ – Luật sư điều hành Công ty Luật KAV Lawyers, Phó Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Thương mại Phía Nam (STAC), Trọng tài viên (MCAC, TRACENT, AIAC, SHAC) là một trong các chuyên gia góp ý, trình bày tham luận tại Hội thảo.

Dự thảo sách “Phương thức thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” là sản phẩm thuộc Đề tài nghiên cứu khoa học mã số 505.01-2020.02 do GS.TS Đỗ Văn Đại làm chủ nhiệm đề tài dưới sự tài trợ của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED). Các thành viên nhóm nghiên cứu bao gồm sự tham gia của các giảng viên của Trường Đại học Luật TP.HCM (PGS.TS. Trần Việt Dũng – Trưởng Khoa Luật Quốc tế; TS. Nguyễn Thị Hoa – Giảng viên Khoa Luật Quốc tế; NCS. ThS. Huỳnh Quang Thuận – Giảng viên Khoa Luật Dân sự và ThS. Trần Hoàng Tú Linh – Giảng viên Khoa Luật Thương mại) và của Trường Đại học Ngoại thương (PGS.TS. Ngô Quốc Chiến – Giảng viên Khoa Luật Cơ sở Hà Nội và NCS. ThS. Trần Thanh Tâm – Giảng viên của cơ sở TP.HCM).

Hội thảo có sự tham dự của GS.TS Đỗ Văn Đại – Trưởng khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP.HCM, Trọng tài viên VIAC; PGS.TS. Trần Việt Dũng – Trưởng khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật TP.HCM; Ông Châu Việt Bắc – Phó Tổng thư ký VIAC; TS.LS. Châu Huy Quang – Luật sư Điều hành Rajah & Tann LCT, Thành viên ICC, Trọng tài viên VIAC; LS. ThS. Kiều Anh Vũ – Trọng tài viên, Phó Tổng Thư ký Trung tâm trọng tài Thương mại Phía Nam (STAC), Trọng tài viên cùng nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia khác.

Luật sư Kiều Anh Vũ đã có 02 bài góp ý tại Hội thảo về các Chủ đề: Quyết định về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài và Thủ tục hòa giải trong tố tụng trọng tài.

Trong tham luận “Quyết định của Hội đồng trọng tài về thẩm quyền”, LS. Kiều Anh Vũ – Giám đốc Công ty Luật KAV Lawyers, Trọng tài viên (MCAC, TRACENT, AIAC, SHAC) đã đưa ra kiến nghị bổ sung hình thức quyết định của Trọng tài. Theo LS. Kiều Anh Vũ, pháp luật Việt Nam còn khá nhiều bất cập trong việc giám sát quyết định về thẩm quyền của Trọng tài và đưa ra một số đề xuất về chủ đề này để pháp luật Trọng tài ngày càng làm cho trọng tài hiệu quả.

Qua bài tham luận “Hòa giải trong tố tụng trọng tài”, LS. Kiều Anh Vũ – Giám đốc Công ty Luật KAV Lawyers; Phó Tổng thư ký Trung tâm trọng tài Thương mại Phía Nam (STAC) đã khai thác một phương thức giải quyết tranh chấp tương đối phổ biến trong giải quyết tranh chấp thương mại nhưng trong tố tụng trọng tài vẫn chưa được quy định một cách rõ ràng và có hệ thống. Bài tham luận tập trung nghiên cứu các vấn đề về hòa giải trong tố tụng trọng tài, với 3 mục chính gồm: Các bước tiến hành hòa giải trong tố tụng trọng tài; Hiệu lực của quyết địnhh công nhận sự thỏa thuận của các bên và Sự việc đã được giải quyết trong quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên.

Đăng tải tại Trọng tài, Hòa giải (ADR) | Thẻ , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

LUẬT SƯ KIỀU ANH VŨ (KAV LAWYERS) LÀM GIÁM KHẢO CHUNG KẾT CUỘC THI MOOT COURT – “ĐẤU TRƯỜNG CÔNG LÝ” LẦN VI – 2022 TẠI UEL

Ngày 08/5/2022, dưới sự chỉ đạo của Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đội hình Tư vấn và Giảng dạy pháp luật cộng đồng (CLE – UEL) đã tổ chức thành công Cuộc thi “ĐẤU TRƯỜNG CÔNG LÝ – JUSTICE BATTLE” LẦN VI NĂM 2022.

Cuộc thi được tổ chức theo hình thức “moot court” – thực hành tranh tụng tại Phiên tòa / phiên họp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Điểm nhấn của cuộc thi năm nay là cuộc thi được tổ chức hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Luật sư Kiều Anh Vũ – Giám đốc Điều hành Công ty Luật KAV Lawyers là một trong các vị Giám khảo Vòng Bán kết và chung kết cuộc thi, cùng với các thành viên Ban Giám khảo gồm:

– Luật sư Nguyễn Anh Tuấn – Luật sư Thành viên Công ty Luật LNT & Partners;

– Luật sư Phan Minh Hoàng – Luật sư thuộc Văn phòng luật sư Phan Trung Hoài;

– Tiến sĩ Lê Nguyễn Gia Thiện – Phó trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế – Luật;

– Thạc sĩ Nguyễn Thế Đức Tâm – Giảng viên Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế – Luật.

Trải qua những phần tranh tài vô cùng ấn tượng, sôi nổi đến từ các đội thi, Hội đồng Ban Giám khảo đã cân nhắc và lựa chọn kỹ lưỡng để trao giải cho các đội thi, các đội thi xuất sắc nhất được vinh danh bao gồm:

– Giải Nhất thuộc về đội 24;

– Giải Nhì thuộc về đội Lumière;

– Giải Ba thuộc về đội 4 – Leaf Clover;

– Giải Tư thuộc về đội Regina;

–  Giải Bài biện hộ hay nhất thuộc về đội 24;

– Giải Đội được yêu thích nhất thuộc về đội Lumière.

Thực hiện: Đội CLE – UEL

Đăng tải tại Trọng tài, Hòa giải (ADR) | Thẻ , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

LUẬT SƯ KIỀU ANH VŨ (KAV LAWYERS) THAM GIA TỌA ĐÀM HƯỚNG NGHIỆP CHO SINH VIÊN LUẬT

Ngày 14-5-2022, Luật sư Kiều Anh Vũ – Giám đốc Công ty Luật KAV Lawyers – đã tham gia buổi Tọa đàm hướng nghiệp cho sinh viên Luật – Khoa Luật và Khoa học Chính trị trường Đại học An Giang (thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh) tổ chức với chủ đề “Thay đổi cách tiếp cận thực tiễn nghề nghiệp cho sinh viên Luật”.

Cùng tham dự Tọa đàm, có sự hiện diện của TS Trần Lê Đăng Phương – Trưởng Khoa, Luật sư Kiều Anh Vũ – Giám đốc KAV Lawyers – Trọng tài viên; Luật sư Võ Hoàng Tâm – Trưởng phòng pháp chế Công ty Dược Hậu Giang, Công ty Luật Cilaf & Partners; TS Phạm Hoài Huấn – DLP & Partners.

Các diễn giả đã chia sẻ về các nội dung: cơ hội sinh viên luật sau khi tốt nghiệp; tiêu chuẩn của luật sư, trọng tài viên và một số chức danh tư pháp, nghề nghiệp khác trong lĩnh vực pháp luật; khó khăn và sự chuẩn bị cho sinh viên luật về nghề nghiệp,…

Đăng tải tại Trọng tài, Hòa giải (ADR) | Thẻ , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

LUẬT SƯ KIỀU ANH VŨ (KAV LAWYERS) THAM GIA GIẢNG DẠY KHÓA ĐÀO TẠO “GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI” TẠI UEF

Sáng ngày 22/4/2022, khoa Luật và CLB Pháp luật UEF tiếp tục tổ chức buổi học thứ 2 và tổng kết khóa học “Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại” sau phần thực hành của các bạn sinh viên.

Diễn giả chia sẻ ở buổi thứ 2 là ThS. Luật sư Kiều Anh Vũ – Điều hành Công ty Luật KAV Lawyers, Trọng tài viên STAC.


Sau khi được tìm hiểu các nội dung: khái niệm trọng tài thương mại, ưu điểm của phương thức trọng tài thương mại, các hình thức trọng tài, điều kiện để trọng tài thương mại có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp, thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, ở buổi thứ 2, diễn giả đã chia sẻ với sinh viên về cách thức đánh giá thỏa thuận trọng tài theo các điều khoản.


Với các điều khoa như giải quyết tranh chấp, giải quyết tranh chấp hợp đồng,… Luật sư Kiều Anh Vũ đã hướng dẫn sinh viên phân tích cách nhận biết khi nào sử dụng phương thức tòa án hay trọng tài thương mại, các thủ tục, điều kiện để thực thi phương thức trọng tài thương mại,… 
 

Đăng tải tại Trọng tài, Hòa giải (ADR) | Thẻ , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

LUẬT SƯ KIỀU ANH VŨ (KAV LAWYERS) TRẢ LỜI PHỎNG VẤN VỀ VIỆC WEBSITE GIẢ MẠO NHÀ MẠNG

Doanh nghiệp đau đầu vì chuyện mạo danh thương hiệu

(PLO)- Việc mạo danh thương hiệu, tên miền đang xảy ra khá phổ biến trên Internet khiến nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng đến uy tín và doanh thu.

Mới đây nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của VNPT Đà Nẵng không khỏi bức xúc gọi nhầm số hotline trên các trang web giả mạo có để logo của VNPT. Khi người dùng gọi đến những số điện thoại trên website này, nhân viên bảo trì luôn tìm cách kéo dài thời gian sửa chữa hoặc yêu cầu khách hàng phải thay sang đường dây của… nhà mạng khác như FPT Telecom Đà Nẵng. Thậm chí có tình trạng có người đến tận nhà nhưng để mời chào dùng dịch vụ của nhà cung cấp khác.

Doanh nghiệp kêu cứu vì bị mạo danh thương hiệu

Đại diện VNPT Đà Nẵng cho biết tình trạng giả mạo website này đã kéo dài từ 2017 đến nay, riêng từ giữa năm 2021 đến đầu năm 2022 đã có ít nhất 10 trường hợp khách hàng phản ánh vướng phải những rắc rối trên.

Ông Nguyễn Trung Hải, Trưởng đại diện VNPT tại Đà Nẵng, giám đốc VNPT Đà Nẵng cũng nhấn mạnh, những năm gần đây đã xảy ra nhiều vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, giả mạo thương hiệu VNPT để quảng cáo bán hàng trái phép. Việc mạo danh thương hiệu để lừa đảo khách hàng không chỉ làm ảnh hưởng đến thương hiệu của VNPT mà còn xâm phạm, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng. 

Mặc dù vậy, về việc giả mạo thương hiệu tên miền, theo biên bản làm việc giữa VNPT Đà Nẵng và FPT Telecom Đà Nẵng, phía FPT khẳng định đã rà soát và xác định không có các danh sách cá nhân liên quan trong hệ thống lưu trữ của PDT Đà Nẵng. Đơn vị này cũng đã lập tức làm việc với Google để ngăn chặn chạy quảng cáo của hơn 20 trang web quảng cáo không chính thống của FPT Đà Nẵng.

Tuy nhiên, phía Công an TP Đà Nẵng nhấn mạnh, Ban giám đốc PFT Telecom Đà Nẵng cần phải có trách nhiệm đối với việc nhân viên bán hàng của mình khi đưa thông tin không đúng, tiêu cực về các nhà mạng khách. Đồng thời phải có trách nhiệm với việc xâm phạm, sử dụng trái phép cơ sở hạ tầng của VNPT Đà Nẵng, không thể đẩy trách nhiệm cho nhân viên và đơn vị thầu.

Không chỉ VNPT, ông Phạm Hoàng Thái Dương, Chủ tịch Công ty Color Life, thương hiệu Hoa yêu thương cũng đau đầu trước vấn nạn đạo nhái trang web, lừa người tiêu dùng. “Có một công ty chuyên tạo website với tên miền gần giống thương hiệu của tôi, nhái giao diện và chạy quảng cáo trên Google để có thứ hạng cao hơn website thật”- ông Dương nói.

Điều này đã khiến nhiều khách hàng vô nhầm website mạo danh đặt hàng và nhận về sản phẩm kém chất lượng. Ông Dương cho biết, mỗi ngày ông nhận hàng chục phản hồi xấu từ khách hàng, khiến việc kinh doanh bị ảnh hưởng, trong khi việc xử lý đơn vị giả mạo gặp nhiều khó khăn.

“Với lượng khách hàng khiếu nại, cũng như việc phải chi hàng triệu đồng tiền quảng cáo Google mỗi ngày để cạnh tranh thứ hạng cho chính từ khóa tên công ty mình, chúng tôi ước tính một năm qua thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng vì chiêu trò này”, ông nói.

Khó giải quyết

Theo một chuyên gia công nghệ, hiện nay tình trạng mạo danh website khá phổ biến và dễ dàng được thực hiện trên Internet. Chính vì thế để ngăn chặn triệt để vấn đề này cần rất nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn bởi chỉ cần một vài thao tác đơn giản, kẻ xấu có thể tạo một website mới để tiếp tục lừa đảo.

Điều này cũng được ông Dương thừa nhận khi cho biết, đã báo cáo lên Google từ lâu, nhưng họ chỉ tiếp nhận, không đưa ra hướng giải quyết nào. “Với thời gian xử lý lâu như vậy, đối thủ chỉ cần đổi tên website khác là chúng tôi lại phải kháng cáo từ đầu”- ông Dương nói.

Lãnh đạo VNPT Đà Nẵng cũng thừa nhận đơn vị này đã nhiều lần báo cáo về tình trạng mạo danh thương hiệu. Đối với các trường hợp giả mạo trên, để bảo vệ quyền lợi của khách hàng và thương hiệu của VNPT, đơn vị đã báo cáo cơ quan nhà nước thẩm quyền có biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm các đối tượng giả mạo. Một số đối tượng, vụ việc đã được báo cáo về Công an thành phố Đà Nẵng, Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng đang xác minh điều tra để có biện pháp xử lý thích đáng.

Đơn vị này cũng đã thực hiện đăng ký Tín nhiệm mạng với Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia (NCSC). Đơn vị này cũng đã được NCSC cấp nhãn Tín nhiệm mạng để gắn nhãn lên website, khẳng định định tính chính danh web site của VNPT Đà Nẵng (https://danang.vnpt.vn; https://vnptdanang.vn) với đầu số dịch vụ báo hỏng là: 18001166 và đường dây nóng là 0236.3777777. Theo đó mọi website lợi dụng thương hiệu VNPT Đà Nẵng mà không có nhãn Tín nhiệm mạng của NCSC sẽ bị xem như là mạo danh.

Luật sư Kiều Anh Vũ, Giám đốc điều hành Công ty Luật KAV Lawyers cho rằng hành vi mạo danh nhà mạng qua website là hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác.”Theo quy định pháp luật hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm điểm d khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử”- luật sư Vũ nhấn mạnh.Ngoài ra, hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu (logo đã được đăng ký nhãn hiệu) cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, mức phạt cao nhất có thể lên đến 250 triệu đồng tùy thuộc vào giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm.

THU HÀ, Báo Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh (30/3/2022): https://plo.vn/kinh-te/doanh-nghiep-dau-dau-vi-chuyen-mao-danh-thuong-hieu-1051181.html

Đăng tải tại Trọng tài, Hòa giải (ADR) | Thẻ , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

THUẬT NGỮ PHÁP LÝ ANH – VIỆT (ENGLISH – VIETNAMESE LEGAL GLOSSARY)

Thuật ngữ pháp lý Anh – Việt (chủ yếu lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự), 124 trang, do Tòa án California – Hạt Sacramento ban hành năm 2005.

Link download: https://link1s.com/T0gv

Đăng tải tại Tài liệu về luật | Thẻ , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

LUẬT SƯ KIỀU ANH VŨ (KAV LAWYERS) TRẢ LỜI PHỎNG VẤN VỀ “NGHI ÁN LỪA ĐẢO HẠT ĐIỀU”

Từ nghi án lừa đảo hạt điều, DN cần lưu ý gì trong thương mại quốc tế?

Liên quan đến nghi án lừa đảo 100 container hạt điều xuất khẩu, Thương vụ Việt Nam tại Ý cho biết tính đến ngày 22.3, các doanh nghiệp Việt Nam đã tái xuất khẩu sang Hà Lan 8 container hạt điều có chứng từ gốc trong vụ 100 container hạt điều xuất khẩu sang Ý.

Luật sư Kiều Anh Vũ cho rằng trong giao kết hợp đồng với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp cần tìm hiểu, thẩm định thông tin kỹ lưỡng đối tác và lựa chọn các phương thức giao nhận hàng, chọn phương thức thanh toán phù hợp, an toàn.

Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ý – ông Nguyễn Đức Thanh cho biết: “Chính quyền cảng La Spezia cam kết cùng với cảnh sát tài chính của cảng sẽ giữ lại số container mà các công ty Việt Nam mất kiểm soát bộ chứng từ, cập cảng này”.

Từ nghi án lừa đảo trong xuất khẩu hạt điều lần này, trao đổi với phóng viên Một Thế Giới, Luật sư Kiều Anh Vũ, Giám đốc điều hành Công ty Luật KAV Lawyers cho rằng trong giao kết hợp đồng với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp cần tìm hiểu, thẩm định thông tin kỹ lưỡng đối tác và lựa chọn các phương thức giao nhận hàng, chọn phương thức thanh toán phù hợp, an toàn.

Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về vụ việc này? Khi xảy ra trường hợp có nguy cơ bị lừa như vụ hạt điều thì các doanh nghiệp phải làm gì?

Luật sư Kiều Anh Vũ: Tôi cho rằng đây là một vụ việc rất nghiêm trọng, có nguy cơ gây thiệt hại lớn đối với thương nhân Việt Nam, cụ thể là các thương nhân xuất khẩu điều với thiệt hại hàng triệu USD. Vụ việc cũng cho thấy nhiều vấn đề, những rủi ro trong thương mại quốc tế, xuất khẩu hàng hóa và những bài học nhất định.

Qua những thông tin đã công bố hiện nay, vụ việc được cho là có dấu hiệu “lừa đảo”. Tuy nhiên, có thật sự lừa đảo hay không thì cũng phải chờ kết quả điều tra chính thức từ cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan có thẩm quyền tại Ý.

kav2.jpg
Nghi án lừa đảo 100 container hạt điều xuất khẩu khiến doanh nghiệp lo lắng

Về vấn đề lừa đảo trong các giao dịch quốc tế nói chung, theo tôi, không thể qua một vụ việc mà đánh giá được. Như vậy, sẽ không toàn diện, khách quan. Tuy nhiên, có thể thấy rằng số vụ việc có yếu tố lừa đảo, có yếu tố gian lận thương mại chỉ chiếm số ít trong số các giao dịch quốc tế mà thôi. Không vì có nguy cơ bị lừa đảo, gian lận thương mại mà không giao thương quốc tế. Điều quan trọng là việc đánh giá rủi ro, phòng ngừa rủi ro trong giao dịch thương mại quốc tế.

Khi xảy ra trường hợp tương tự, nếu có nhiều doanh nghiệp trong cùng một vụ việc như vậy, đặc biệt cùng là các doanh nghiệp trong nước, thì cần nhanh chóng hợp tác với nhau để cùng xử lý; việc liên kết lại sẽ tạo ra những tác động mạnh mẽ, tích cực hơn đến cơ quan chức năng.

Thứ hai, cần nhanh chóng liên hệ, “nhờ” các cơ quan có thẩm quyền, có chuyên môn, có liên quan xử lý, cụ thể là Thương vụ Việt Nam tại quốc gia nơi có hàng hóa, công an, cảnh sát (vì có dấu hiệu lừa đảo).

Thứ ba, cần rà soát lại toàn bộ quá trình giao dịch, củng cố các chứng cứ để sẵn sàng có các hành động pháp lý tiếp theo.

Vậy, việc khởi kiện sẽ được tiến hành ra sao, thưa ông?

Luật sư Kiều Anh Vũ: Việc khởi kiện là để giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại thông thường, có người bán, có người mua rõ ràng, có hành vi vi phạm hợp đồng như người mua nhận hàng nhưng không thanh toán, người bán giao không đủ hàng, không đảm bảo chất lượng,…

Trong vụ việc này, có dấu hiệu lừa đảo nên cần phải chờ kết quả của cơ quan chức năng xem thế nào. Nếu thực sự có việc lừa đảo, có yếu tố tội phạm thì vụ việc sẽ được xử lý theo một vụ án hình sự chứ không phải khởi kiện thông thường như các vụ tranh chấp thương mại khác.

Trường hợp không có việc lừa đảo mà chỉ đơn thuần là bên mua không thanh toán tiền hàng thì việc khởi kiện ở đâu, như thế nào, cũng phải căn cứ vào điều khoản giải quyết tranh chấp, điều khoản luật áp dụng trong hợp đồng. Chẳng hạn, các bên lựa chọn trọng tài thương mại để giải quyết không, Trung tâm trọng tài nào, địa điểm giải quyết tranh chấp ở đâu; nếu là tòa án thì tòa án nước nào,…

Có cách nào để các doanh nghiệp yêu cầu các hãng tàu ngừng giao hàng không, thưa ông? Trong vụ việc này, mấu chốt sẽ là gì? Doanh nghiệp có thể khắc phục ra sao?

Luật sư Kiều Anh Vũ: Cách thì có nhưng sẽ…khó và mất thời gian. Việc yêu cầu ngừng giao hàng phải phù hợp với quy định của pháp luật, đặc biệt là pháp luật của quốc gia nơi đang giữ hàng. Và tất nhiên cũng phải phù hợp thông lệ quốc tế về điều kiện giao hàng, đặc biệt là các chứng từ về giao nhận hàng hóa. Do đó, như cách các doanh nghiệp đã làm, thông qua sự giúp đỡ của Đại sứ quán Việt Nam, Thương vụ Việt Nam và cơ quan chức năng tại Ý, trước mắt đã hỗ trợ để phong tỏa một số container hàng. Tuy nhiên, việc phong tỏa này là có thời hạn.

Trường hợp muốn ngừng giao hàng, không cho giải phóng hàng thì phải có lệnh hay quyết định của cơ quan có thẩm quyền, chẳng hạn một quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Để được áp dụng biện pháp này thường phải gắn liền với một thủ tục tố tụng tại tòa án hoặc trọng tài và cũng mất thời gian nhất định để xử lý.

Có thể thấy có 2 vấn đề nổi bật trong vụ việc này là vấn đề giao hàng và vấn đề thanh toán. Vấn đề giao hàng liên quan đến người mua hàng, người nhận hàng, đơn vị vận chuyển; vấn đề thanh toán liên quan đến điều kiện thanh toán, hồ sơ, bộ chứng từ thanh toán. Về việc khắc phục, phụ thuộc vào kết quả điều tra, xử lý của cơ quan chức năng để có thể buộc “bên lừa đảo”, bên vi phạm chịu các trách nhiệm liên quan.

Ông có khuyến nghị khi giao kết hợp đồng với đối tác nước ngoài, các điều khoản nào cần lưu ý cho doanh nghiệp khi giao kết hợp đồng?

Luật sư Kiều Anh Vũ: Trước khi giao kết hợp đồng với đối tác nước ngoài, cần phải có sự tìm hiểu, thẩm định thông tin đối tác đó, dù là có qua bên môi giới hay không. Một số vấn đề cần thẩm định như thông tin pháp lý của đối tác, thời gian thành lập, thực tế hoạt động; thẩm định cả thông tin về lịch sử tranh chấp, kiện tụng, năng lực tài chính…

kav.jpg
Luật sư Kiều Anh Vũ, Giám đốc điều hành Công ty luật KAV Lawyers

Về điều khoản của hợp đồng, cần lựa chọn các phương thức giao nhận hàng, chọn phương thức thanh toán phù hợp, an toàn. Trong trường hợp cần thiết, nên có biện pháp bảo đảm thanh toán. Ngoài ra, các điều khoản về luật áp dụng, giải quyết tranh chấp cũng rất quan trọng. Có lẽ các doanh nghiệp cần có luật sư để tư vấn cụ thể về các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng thương mại quốc tế.

Xin cảm ơn ông!

Lam Thanh thực hiện, https://1thegioi.vn/tu-nghi-an-lua-dao-hat-dieu-dn-can-luu-y-gi-trong-thuong-mai-quoc-te-179583.html

Đăng tải tại Trọng tài, Hòa giải (ADR) | Thẻ , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

LUẬT SƯ KIỀU ANH VŨ (KAV LAWYERS) THAM GIA HỘI ĐỒNG BAN GIÁM KHẢO CUỘC THI LAW’S CONQUERORS 2022 TẠI UEF

Ngày 19-3-2022, tại trường Đại học Kinh tế – Tài chính Tp. Hồ Chí Minh (UEF), Vòng Bán kết và Chung kết cuộc thi tìm kiếm tài năng trong ngành Luật – Law’s Conquerors lần II – 2022 đã được diễn ra. Luật sư Kiều Anh Vũ – Giám đốc Công ty Luật KAV Lawyers, Trọng tài viên – đã được mời tham gia Hội đồng Ban Giám khảo Vòng Bán kết và chung kết của cuộc thi. Đây cũng là lần thứ hai Luật sư Kiều Anh Vũ tham gia Hội đồng giám khảo của cuộc thi.

Luật sư Kiều Anh Vũ – KAV Lawyers

Sân chơi này được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2020 với sự tham gia của 21 đội đến từ 7 trường đại học. Bước vào mùa thứ 2, quy mô cuộc thi đã được mở rộng đáng kể: số lượng trường tham gia gấp hơn 2 lần (18 trường), số lượng đội thi gấp gần 3 lần (hơn 60 đội). Trong đó, có cả các trường ở khu vực ngoài TP.HCM như miền Trung, Tây Nam Bộ,…

Vượt qua nhiều đối thủ, 9 đội thi xuất sắc nhất từ 6 trường đại học gồm: UEF, Đại học Ngân hàng, Đại học Sài Gòn, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Văn Lang và Đại học Cần Thơ đã được chia thành 3 bảng đấu, bước vào tranh tài vòng Bán kết. Sau đó, 3 đội có phần thể hiện tốt nhất đã tiếp tục bước vào Chung kết. 

https://lh4.googleusercontent.com/SGzvIOZY19_GCXfaCsBUqS0K9wITBNlPUrdXLCLAPvREUAEuu6wQhcl5zoE5vDd-KtiP49gkZfjowkNSSQOKIKKyAfdksqfdF0w9uaHzM5_vv5ZVQw-qXF7rybeHfOLya_0RlBFz
Đội ngũ giám khảo là các thẩm phán, luật sư có bề dày kinh nghiệm

Những con số trên cho thấy cuộc thi đã được lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng sinh viên ngành luật tại các trường đại học ở TP.HCM nói riêng và khu vực phía Nam nói chung. 

Nội dung thi đấu đa dạng mang nhiều giá trị thực tiễn

Tham gia đấu trường này, các bạn được thể hiện bản thân ở nhiều nội dung luật gắn với doanh nghiệp, thương mại, hôn nhân và gia đình, dân sự, hành chính, hình sự,… Không chỉ là cơ hội để thí sinh được củng cố, rèn luyện kiến thức chuyên môn mà cuộc thi còn tạo môi trường thực tiễn bổ ích để các bạn bắt đầu cọ xát cùng nghề nghiệp. Đây cũng chính là nơi để các bạn được học hỏi, giao lưu và lắng nghe những chia sẻ, đóng góp từ phía các luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực. 

Đáng chú ý, các câu hỏi bằng tiếng Anh được lồng ghép vào mỗi phần thi, nhất là chặng cuối cùng của vòng Chung kết, các đội phải dùng 100% “công lực” ngoại  ngữ của mình để vượt qua thử thách. Bằng hình thức này, cuộc thi đã làm chất xúc tác giúp các thí sinh phát huy khả năng ngôn ngữ. 

https://lh6.googleusercontent.com/p7VEDsd7BJGUJQdAmENMmC9LrfDtY9RQj5gsBbfarvi4Fn81myw2OhchaWNvsea-j9Nnrso9lqo-2atDdyIxy6lq1BfMmsJKEIDCSRH_qQ1zXFMJEyJz5RzsbC2pqxExpcWLoogm
Từng phần thi diễn ra gay cấn và quyết liệt với sự nỗ lực cao nhất của mỗi đội

Nhiều tài năng trẻ có cơ hội bộc lộ bản thân

Trải qua từng phần thi với những áp lực về điểm số, thời gian, kiến thức,… mỗi thí sinh đều đã thể hiện nỗ lực của mình trong “cuộc chiến” giành ngôi vô địch. Mỗi team là sự quy tụ những mảnh ghép với từng thế mạnh khác nhau về diễn tả từ khóa, kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, phản biện,… 

Sau nhiều giờ liền diễn ra, các vị trí cao của cuộc thi năm nay đã được ấn định: Giải Nhất thuộc về UEF; Giải Nhì thuộc về đội thi Đại học Cần Thơ và Đại học Nguyễn Tất Thành giành Giải Ba chung cuộc. 

https://lh3.googleusercontent.com/wYJlAjhllkWlrCu1lzcwCY7PmdX9UJWIb6gXXEVEfcnirSVftGOY08Xh0axrBpmQHWWlWGai2nnB9rwYPjZ7928UN33YDLQo0zeJwZkf1Lh1nHZieWiPWOTYjtauhrFFXAH_Kwr5
UEF lần thứ 2 liên tiếp xuất sắc giành vị trí quán quân

Trong đó, thí sinh Nhã Can thuộc đội LC242 – đại diện trường UEF, ghi dấu ấn mạnh mẽ với Ban giám khảo và người theo dõi bằng khả năng sử dụng tiếng Anh “sành sỏi” của mình. Cũng tại cuộc thi, sinh viên này được trao giải thưởng phụ “Giải cá nhân xuất sắc nhất”. “Các đội bạn không chỉ vững chuyên môn kiến thức mà còn rất tự tin, rất giỏi và quyết đoán khi đưa ra những câu trả lời. Giá trị lớn nhất mà em gặt hái được sau cuộc thi là tinh thần đoàn kết. Em không chỉ kết giao được với nhiều bạn đến từ các trường đào tạo luật trên cả nước mà còn giúp em kiểm tra kiến thức, ước lượng khả năng của mình đến đâu để quyết tâm hơn, cố gắng học tập hơn trong các cuộc thi sắp tới. Em đã bước ra vùng an toàn của bản thân, tự tin đối mặt với thử thách” – Nhã Can chia sẻ. 

https://lh5.googleusercontent.com/GGdnkfJynmhsLWtT_Bcov7U5qM4e8CVjEFUhJCACXwrqRcU6PfsVcHnKXsvPhPYCRH9Qddth1mAnmvdv_vQ2N6zGy_o4Kye93RdKiIWTYrqLm6IEtMkU6LODhvcZH9n5JG84e40o
Thí sinh UEF chinh phục Ban giám khảo bằng khả năng ngoại ngữ vượt trội

Với những trải nghiệm mà cuộc thi mang lại, tin chắc rằng các bạn sinh viên đã có thêm hành trang mới trên con đường học tập. Đây sẽ là bước đệm để các bạn có thêm động lực, không ngừng nâng cao năng lực và kỹ năng trong nghề nghiệp. 

Nguồn tin bài từ: https://www.uef.edu.vn/tin-tuc-su-kien/uef-lan-thu-2-lien-tiep-dang-quang-tai-cuoc-thi-tim-kiem-tai-nang-trong-nganh-luat-law-s-conquerors-14688, https://tienphong.vn/nhieu-gia-tri-thuc-tien-cho-sinh-vien-nganh-luat-tu-cuoc-thi-law-s-conquerors-2022-post1425086.tpo?fbclid=IwAR0auU0vfwLEA8gqs1VMZr-Wfj0kRbl2nG2CG0hlZmq50QO5JekW1pp2Vnk, https://saostar.vn/sinh-vien-tv/san-choi-law-s-conquerors-2022-chung-to-suc-hut-voi-hon-60-doi-tham-gia-202203220907339702.html

Đăng tải tại Trọng tài, Hòa giải (ADR) | Thẻ , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

MỘT SỐ LINK THAM KHẢO HỮU ÍCH

1. [www.refseek.com]

Tài nguyên học thuật từ hơn một tỷ nguồn

2. [www.worldcat.org]

Tìm kiếm trong 20 ngàn thư viện trên toàn thế giới

3. [https://link.springer.com]

10 triệu tài liệu khoa học, sách, bài báo, giao thức nghiên cứu

4. [http://repec.org]

4 triệu ấn phẩm về kinh tế và khoa học liên quan được thu thập bởi tình nguyện viên từ 102 nước

5. [www.science.gov]

Tìm kiếm tại Mỹ 2.200 web khoa học, 200 triệu bài báo

6. [www.pdfdrive.com]

Web lớn nhất về sách miễn phí định dạng PDF, 225 triệu đầu mục

7. [www.base-search.net]

Văn bản nghiên cứu học thuật. 100 triệu tài liệu khoa học trong đó 70% miễn phí

Đăng tải tại Luật Dân sự, Luật Kinh tế, Tài liệu về luật, Trọng tài, Hòa giải (ADR) | Thẻ , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này